BUỔI THAM LUẬN ĐÁNG NHỚ - Phan Thành Long (NAHNLS)

BUỔI THAM LUẬN ĐÁNG NHỚ..

Trong thời khắc chập chờn giữa mơ và tỉnh, tôi như lạc vào buổi hội thảo của các nhà khoa học lão làng mà tôi từng biết mặt. Nào các nhà Tâm linh học (tường phái duy tâm), còn kia các chuyên gia Tâm lý học (duy vật biện chứng). Họ tranh cãi nhau không khoan nhượng về một hiện tượng khá phổ biến trong đời thường...Chủ đề bấy giờ là : Vì sao người lớn tuổi mắc hội chứng hay quên các hoạt động hiện tại trong khi khá tường tận các hành vi trong quá khứ?

Lần lượt từng diễn giả bước lên. Họ là những cây đa, cây đề trong lĩnh vực chuyên ngành. Tôi chăm chú nghe như nuốt từng lời của họ nhưng không hiểu hết những điều thâm sâu ấy...và thật ngạc nhiên chưa không hề có lấy tràng vỗ tay nào trỗi lên sau mỗi lần phát biểu.. Cả hội trường im phăng phắc chỉ còn tiếng rì rì của máy điều hòa...Why? Vì sao ư? Hoặc các vị ấy lạc đề hay khán giả còn non kém trình độ chuyên môn giống mình? Hàng loạt lý giải tự đưa ra nhưng không sao thuyết phục.. Đang nghĩ vẩn vơ bỗng dưng vang lên tiếng mời từ loa công suất lớn: " Xin mời đại biểu tiếp theo. Ngài Phan Thành Long ! " Có cú huých vào vai của người bên cạnh. " Tới phiên ông kìa, L”. Tôi bần thần bước lên mà không biết sẽ nói gì vì không hề nghĩ rằng mình sẽ được mời nói về chủ đề khoa học to tát này... Dọc hai bên lối đi mà tôi bước qua là những mái đầu bạc phơ cùng râu, mày trắng như cước khiến tôi trong phút chốc thiếu tự tin. Bước lên bục tưởng chừng như đoạn đầu đài ấy tôi suýt ngã mấy lần mà không hiểu vì sao. Lấy lại bình tỉnh sau cái thở sâu, tôi bắt đầu nói:

" Thưa các vị đầu ngành về chủ đề khoa học hôm nay. Tôi sẽ không khẳng định điều gì về quá trình phát triển tâm sinh lý của nhân sinh cùng hệ lụy của tuổi già mà chỉ muốn chia sẻ hiện tượng phổ quát về hội chứng QUÊN của người có tuổi mà thôi. Có thể ví tập hợp các nơ- ron thần kinh trong não bộ chúng ta về ghi nhận, lưu trữ kiến thức sơ khai như là một trang giấy trắng muốt, khỗ to, chưa tỳ vết...tôi xin lưu ý thực sự chưa tỳ vết. Trang giấy đó sẽ ghi nhận rồi lưu lại tiếng "BA” đầu đời của đứa trẻ một cách hiển nhiên không điều kiện..Lần lượt các dấu ấn sẽ xuất hiện sau các tiếng gọi "Mẹ”, "Ông, bà”, "Cái bàn, cái ghế” bằng các ký tự cực nhỏ và rõ nét. Cứ thế trang giấy sẽ khắc sâu và đầy dần kiến thứcmà đứa trẻ có thể ghi nhận được. Thoạt đầu các dấu ấn tri thức này được trình bày rất logic, thứ tự trước sau, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới...rồi theo thời gian chúng lắp đầy các chỗ trống,...Một vài thập niên trôi qua, các thông tin của người trưởng thành được ghi nhận không còn chỗ để chen được nữa, chúng tự chồng lên nhau, một lớp, hai lớp..rồi nhiều lớp mà không bị giới hạn theo qui luật nào. Nhiều năm qua đi đứa trẻ ngày xưa giờ có tuổi, bộ não- ví như trang giấy trắng- đã đầy ắp sự kiện quá khứ đồng nghĩa với nhiều ký tự, lớp chữ chồng lên nhau. Việc gì xảy ra? What’s happen? Những con chữ hằn lên đầu tiên trên giấy đã in sâu, rõ nét nhất nên sẽ được lưu giữ tốt nhất trong não bộ và vì thế người già có xu thế nhớ nhiều, thật rõ ràng về quá khứ tuổi thơ hơn mọi giai đoạn khác. Chúng ta có thể thấy điều này ở người già, các bệnh nhân thần kinh bị shock hay do tai nạn mà tạm thời mất trí nhớ cục bộ ở thì hiện tại, thậm chí không nhận thức được mình là ai..Song họ lại nhớ và có thể kể nhiều,thật chi tiết về các mối quan hệ trong đời sống lúc tuổi thơ??

Tuy vậy những ký tự đại diện bị viết chồng lên tùy theo nhiều hay ít lớp mà trí nhớ người già sẽ khôi phục lại lâu hay mau..Ta cứ hình dung đi, đọc một bức thư viết rõ ràng lần đầu tiên sẽ là điều hết sức dễ dàng. Khi thư được viết chồng lên lớp thứ hai kể cả dùng mực khác màu, độ khó sẽ tăng dần,, đến lớp thứ n,..thì việc đọc chúng gần như là không thể. Thế nên người già thường hay tranh nhau kể chuyện ngày xưa: thời thơ ấu, thuở học trò, tình đơn phương , tuổi mới lớn...một cách sôi nổi, lớp lang đầy thuyết phục nhưng lại trầm ngâm, không thể trả lời ngay câu hỏi: "Sáng nay, ông (bà) dùng món điểm tâm gì? "

Mong là những điều tôi vừa nói không làm mất thời gian quý báu của quý vị. Cảm ơn vì đã lắng nghe. Tôi xin mượn lời cụ Nguyễn Du kết thúc bài nói này:

Lời quê chấp nhặt dông dài,

Mua vui cũng được một vài trống canh...

Chúc quý tuổi già nhiều sức khỏe và bằng an...

Cả khán phòng im phăng phắc bỗng rộ lên những tràng pháo tay không dứt cùng những tiếng reo hò...”Dậy, dậy đi ông...tắt ấm siêu tốc nhanh lên, cạn hết nước rồi kìa...” Tôi bật ngồi dậy, nhìn vợ rồi mĩm cười . .... ! ĐỜI KHÔNG NHƯ LÀ MƠ !

PHAN THÀNH LONG